5 điều doanh nghiệp cần thực hiện để giảm thiểu tác động kinh tế do Covid-19

Chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, sự đổ bộ trở lại của dịch bệnh Covid-19 gây ra đã lan rộng trên toàn cầu. Ảnh hưởng mà nó gây ra tác động mạnh nhất tới nền kinh tế và tài chính của nhiều quốc gia.

Doanh nghiệp cần bình tĩnh xử lý và giảm thiểu tác động kinh tế do dịch Covid-19 gây ra

Doanh nghiệp cần bình tĩnh xử lý và giảm thiểu tác động kinh tế do dịch Covid-19 gây ra

Không thể dự đoán được rằng thời gian mà dịch bệnh này diễn ra mạnh như thế nào và xảy ra trong bao lâu, nhưng những hậu quả xấu mà nó gây ra cho các Doanh nghiệp là cực kỳ mạnh

Dưới đây là 5 cách để giảm thiểu tác động tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra cho Doanh nghiệp cũng như hướng duy trì và phát triển hoạt động, cụ thể như sau:

1. Vấn đề an toàn cho công nhân viên phải đặt lên hàng đầu

Lực lượng lao động chính là một phần quan trọng không thể thiếu trong bộ máy sản xuất của một công ty.

Trong thời điểm dịch bệnh, một cá nhân bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến việc cách ly thậm chí là gây đóng cửa cho cả 1 doanh nghiệp sản xuất.

An toàn lực lượng lao động chính là cách để giữ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị đứt gãy, gián đoạn giữa chừng.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện đúng thông điệp 5K, áp dụng hướng dẫn do các cơ quan y tế về việc sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn y tế và cách dùng các thiết bị bảo hộ lao động đúng cách.

2. Cập nhật thông tin dịch bệnh rõ ràng và lấy ý kiến nhân viên

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ khiến nhân viên trong bộ máy trở nên hoang mang và khó chú tâm vào công việc. Đặc biệt là sau Tết lượng công nhân trở lại nhà máy giảm do diễn biến do yếu tố dịch bệnh và các yếu tố có liên quan khác.

Doanh nghiệp cần theo dõi và thông báo các thông tin dịch bệnh rõ ràng cho nhân viên để giữ niềm tin từ phía người lao động

Doanh nghiệp cần ưu tiên nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của bộ máy. Luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và cân nhắc việc thực hiện chúng để trấn an tinh thần và đem lại sự đảm bảo cho bản thân họ .

3. Cân đối dòng tiền lưu chuyển

Doanh thu của Doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những sụt giảm mạnh do tác động của dịch bệnh Covid-19. Do đó đối với việc quản lý dòng tiền, chắc chắn Doanh nghiệp cần tính toán lại các khoản chi phí:

Doanh nghiệp cần cân đối lại dòng tiền lưu chuyển

Doanh nghiệp cần cân đối lại dòng tiền lưu chuyển

  • Chi phí cố định và chi phí biến đổi là điều doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tiên. Tính toán lượng tiền mặt dự trữ và thay đổi các chi phí cố định thành chi phí biến đổi nếu hợp lý.
  • Kiểm tra lại tính khả thi của các dự án đang đầu tư vốn, xem xét khả năng thực hiện và lọc ra những khoản có thể cắt giảm để tiết kiệm chi phí
  • Nếu có hàng tồn kho lưu trữ nhiều, có thể Doanh nghiệp vẫn cần nhập thêm nguyên vật liệu để sản xuất nhưng cần cân đối về chi phí và số lượng nhập sao cho không bị đọng quá nhiều vốn và găm giữ quá nhiều hàng.
  • Đối với các nhà cung cấp, hãy đưa ra các giải pháp về gia hạn thời hạn thanh toán trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn

=> Xem thêm  4 cách tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp thời dịch bệnh Covid-19

4. Cân nhắc rủi ro về chuỗi cung ứng hàng hóa

Doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải chấp nhận tình trạng đứt đoạn và dừng hàng trong quá trình cung ứng khi trải qua thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Chủ yếu là về việc nhập nguyên liệu sản xuất, phụ liệu đầu vào giảm, thiếu hụt số lượng hàng và giá thành cao.

Đối với các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra sẽ làm chậm trễ nguồn cung ứng do tình hình kiểm soát dịch gắt gao, hàng hóa bị đình trệ thời gian xuất nhập…Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà Doanh nghiệp có thể tìm ra được điểm còn thiếu hụt trong chuỗi cung ứng và sửa chữa chúng kịp thời hơn.

Hãy xem đâu là sản phẩm chủ chốt của Doanh nghiệp bạn, đừng giới hạn duy nhất 1 nhà cung cấp sản phẩm. Nếu có thể ,hãy lựa chọn từ hai nhà cung ứng trở lên nhằm giảm nguy cơ hết vật tư cần thiết và chủ động hơn trong mọi tình huống

5. Xem xét đề xuất xử lý khủng hoảng, giữ tình hình kinh doanh thông suốt

Dịch bệnh, thiên tai, lỗi máy móc…là những rủi ro không bao giờ được báo trước. Nhưng thay vì bị động chờ nó xảy ra, hãy chủ động, xem xét việc xử lý khủng hoảng một cách đúng đắn.

Dự trù việc lên kế hoạch xử lý khủng hoảng rõ ràng để khi có vấn đề xảy ra, bộ máy của bạn vẫn có thể hoạt động được bình thường và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, ít bị gián đoạn vì các tình huống bất ngờ.

Việc lập kế hoạch, lên phương án xử lý kịp thời để chuẩn bị ứng đối cho các trường hợp diễn biến xấu hơn xảy ra.

Luôn thông báo khi xảy ra trường hợp khẩn cấp để tránh việc gây hoang mang và cho nhân viên thấy rằng doanh nghiệp vãn đang hoàn toàn nắm giữ được khủng hoảng trong tầm kiểm soát của mình.

=> Tham khảo Vận chuyển Bắc Nam

Giảm thiểu tác động kinh tế do dịch Covid-19 kéo theo rất nhiều ảnh hưởng xấu cho Doanh nghiệp: kinh tế tài chính giảm sút, hàng hóa khó tiêu thụ, vận chuyển tăng… Tuy nhiên nếu cân nhắc thực hiện 5 điều trên đây, Doanh nghiệp bạn không những sẽ trụ vững trong thời kỳ dịch bệnh mà còn phát triển hơn nữa.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *