Quy cách đóng gói hàng hóa tiêu chuẩn bạn nên biết

Để hàng hóa tránh bị xước xát và đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, dù là người gửi hàng hay đơn vị vận tải, bạn cũng cần phải nắm được những tiêu chuẩn, quy cách đóng gói hàng hóa cần thiết.

Mọi loại hàng hóa đều có quy cách đóng gói riêng biệt

Mọi loại hàng hóa đều có quy cách đóng gói riêng biệt

Là một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các quy cách đóng gói tiêu chuẩn cho từng loại hàng hóa, cụ thể như sau:

1. Đóng gói hàng hóa cần những quy tắc chung

Để tránh xảy ra những hư hỏng không đáng có khi vận chuyển hàng hóa trên đường, việc đóng gói hàng hóa cẩn thận là điều nên làm. Do đó, cần chú ý một số quy tắc sau:

Cần lưu ý những quy tắc chung khi đóng gói hàng hóa

Cần lưu ý những quy tắc chung khi đóng gói hàng hóa

1.1 Đóng gói hàng cẩn thận

  • Dán băng keo chắc chắn tránh bị hở thùng, hàng hóa dễ bị lọt rơi ra ngoài
  • Hàng dễ vỡ, dễ biến dạng hoặc chất lỏng dễ ướt, dễ bị đổ cần bọc kín bằng túi nilong, bịt nắp và dán kín trước khi đóng thùng.
  • Một thùng hàng có nhiều chi tiết nên tháo rời từng loại, bọc riêng và để gọn gàng tránh chọc xước lẫn nhau.
  • Hàng hóa có nhiều cạnh sắc nhọn nên bịt hoặc dán băng keo vào góc, tránh chọc vỡ lung tung trong khi chuyển hàng.

1.2 Bao bì đóng gói chắc chắn

Bao bì đóng gói cần có độ dẻo dai, độ bền phù hợp tránh để được nhiều sự va chạm mạnh khi di chuyển hoặc bốc xếp hàng hóa.

Cần chú ý các loại thùng giấy, carton rất dễ bị ẩm ướt, hư hỏng do môi trường hoặc thời tiết… gây ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong. Nên sử dụng thêm xốp, mút giấy, giấy bọt khí chèn thêm bên trong, vừa tránh ẩm ướt, vừa tránh sự va đập.

1.3 Thông tin hàng hóa cụ thể

Hóa đơn của đơn hàng nên đặt bên trong thùng, tránh ẩm ướt. Tài xế có thể chụp lại hóa đơn bằng điện thoại đề phòng kiểm tra giấy tờ trên đường đi.

Nên ghi rõ thông tin nơi đến nơi đi, số điện thoại hai đầu bên ngoài bao bì tránh trường hợp hàng hóa bị thất lạc ngoài ý muốn.

=> Tham khảo Vận chuyển bắc nam

2. Quy tắc riêng khi đóng gói từng loại hàng hóa

Ngoài những quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa đã nêu ở trên, chúng ta cần lưu ý đến quy cách đóng gói cụ thể, chi tiết cho từng loại hàng hóa sau:

2.1 Đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Hàng hóa dễ vỡ có thể kể đến như đồ thủy tinh, chai lọ gốm sứ, hàng mỹ phẩm… Đối với loại hàng hóa này, bạn nên chú ý:

Cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm, đồ thủy tinh, gốm sứ dễ vỡ

Cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm, đồ thủy tinh, gốm sứ dễ vỡ

  • Bọc kín từng sản phẩm bằng giấy bọt khí, đảm bảo chắc chắn bao phủ hết các cạnh tránh va chạm làm vỡ hoặc dốc ngược mỹ phẩm bị đổ, chảy nước.

2.2 Đóng gói hàng hóa công nghệ, hàng điện tử giá trị

Hàng hóa công nghệ thường là những đồ có giá trị cao như điện thoại, máy ảnh, tivi màn hình phẳng, đồ điện gia dụng, máy tính xách tay…

Cách đóng gói hàng hóa điện tử, công nghệ cao đắt tiền

Cách đóng gói hàng hóa điện tử, công nghệ cao đắt tiền

Vì giá trị lớn nên khi vận chuyển bị hỏng hàng sẽ mất rất nhiều tiền để đền bù tổn thất, do đó cần rất cẩn thận ở khâu đóng gói:

  • Nên dùng xốp để bọc và chèn hàng loại này vì xốp nhẹ và giúp cố định khuôn tốt hơn, có rất nhiều loại phù hợp như xốp bọt PP, PE, PU…
  • Thùng carton bao bên ngoài phải là loại dày 3 đến 5 lớp, chịu được va đập từ vừa đến mạnh.
  • Thường những hàng hóa loại này đã được nhà sản xuất cố định nguyên hộp, tuy nhiên bạn cần kiểm tra lại cẩn thận. Cố định lại nhiều hộp với nhau bằng cách bao bọc 1 lớp giấy bọt khí bên ngoài vừa chắc chắn vừa chống ẩm ướt…

Cách đóng gói này hoàn toàn có thể áp dụng cho cả những đồ gia dụng có kích thước lớn như tủ lạnh, máy giặt…

2.3 Đóng gói hàng hóa nhẹ, hàng khô

Những loại hàng hóa được liệt vào danh sách này rất đa dạng, bao gồm: sách báo, tranh ảnh, thực phẩm khô, quần áo, giày dép, quần áo, giấy vệ sinh bỉm sữa các loại…

Khi đóng gói những hàng hóa này cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đối với thực phẩm khô, dễ vỡ vụn cần đóng gói kín, quấn kĩ nhiều lớp tránh sinh mùi và chống ẩm tốt hơn. Tốt nhất nên hút chân để khi vận chuyển sản phẩm được đảm bảo chất lượng.
  • Đối với sách báo quan trọng nhất là tránh thấm nước và rách, quăn bìa. Nên bọc nilon quấn gọn gàng và đặt gọn trong thùng carton kích cỡ phù hợp.
  • Đối với quần áo nên gấp gọn, giày dép nên đựng riêng từng đôi trong hộp vừa vặn. Bỉm tã, giấy vệ sinh các loại thường đã sử dụng sẵn bao bì của nhà sản xuất nên chỉ cần dùng màng nilon quấn chắc chắn bao bọc bên ngoài là an toàn

3. Lưu ý các mặt hàng không được vận chuyển

Có một số loại hàng hóa bị liệt vào dạng cấm mà bạn tuyệt đối không nên nhận vận chuyển, gồm những hàng hóa sau:

  • Các chất kích thích bị cấm lưu hành, chất hóa học độc hại, đặc biệt là ma túy…
  • Các chất gây dễ cháy dễ như lựu đạn, súng ống, vũ khí, đồ quân sự… hoặc hàng có khả năng gây ô nhiễm và nguy hiễm cao
  • Động vật quý hiếm, sinh vật sống tự nhiên, các loại gỗ cấm…
  • Sách báo lậu, tài liệu, văn hóa phẩm tuyên truyền phản động…bị cấm lưu hành.
  • Vàng bạc đá quý, đồ đạc, giấy tờ có giá trị nhưng không truy xuất được nguồn gốc…
  • Các loại hàng hóa khác theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông, kinh doanh, xuất nhập khẩu do nhà nước quy định

Bưu kiện hàng hóa để vận chuyển an toàn cần được đóng gói cẩn thận. Nếu không, sẽ xảy ra những hư hỏng không đáng có.

Dù bạn tự thực hiện việc vận chuyển hoặc thuê một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp nào đó… Với những kiến thức hữu ích từ việc nắm được quy cách đóng gói những loại hàng cụ thể, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc, tránh được những tổn thất không đáng có khi cần vận chuyển hàng hóa

Để luôn nắm bắt được những thông tin mới nhất, có ích nhất liên quan đến các dịch vụ vận chuyển hàng hóa… Hãy thường xuyên theo dõi website vantaihoaphat.vn của chúng tôi hoặc liên hệ ngay số hotline 098 111 9515 – 094 955 1515 bạn nhé!

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *