Tuyến hàng hóa vận chuyển bắc nam luôn cần ưu tiên chạy thông suốt trong mùa dịch Covid-19

Bạn có biết Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu tiền?

Hàng hóa vận chuyển trên đường bắt buộc phải có hóa đơn, trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định.

Quy định xử phạt hàng hóa vận chuyển không có hóa đơn

Quy định xử phạt hàng hóa vận chuyển không có hóa đơn

Vậy đối với các trường hợp bắt buộc phải có thì khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn sẽ bị phạt bao nhiêu? Cùng tìm hiểu các mức phạt cụ thể trong bài viết dưới đây:

1. Có bắt buộc phải có hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa không?

Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tao, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ…

Theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Từ quy định trên có thể thấy, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đối với những trường hợp trên thì phải có hóa đơn.

Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm.

Thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì một trong các hành vi cụ thể bị xử phạt được quy định bao gồm:

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. (điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP).

=> Tham khảo thêm Những giấy tờ cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

2.2. Xử phạt về hành vi trốn thuế

Việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu người nộp thuế có hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá thì bị xử lý cụ thể như sau:

2.2.1 Một – hình thức xử phạt chính

  • Vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên: Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế.
  • Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế.
  • Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế.
  • Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế.
  • Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi: Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế.

2.2.2 Hai – hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách Nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

Trên đây là một số các mức xử phạt về hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn. Để tránh mất tiền không cần thiết, các bác tài nên lưu ý, nhất là những chuyến hàng chuyên vận chuyển hàng hóa bắc nam đường dài nhé.

Tham khảo giá cước vận chuyển: https://vantaihoaphat.vn/van-chuyen-bac-nam-gia-re/

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *