Giải pháp cho 4 lĩnh vực Doanh nghiệp vận tải phải gánh chịu do dịch Covid-19
Năm 2021 tiếp tục là thời gian khó khăn của ngành vận tải khi sản lượng vận chuyển đều giảm sâu.
Chỉ tính riêng làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bắt đầu từ cao điểm hè đến nay đã khiến các ngành đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không…phải dừng hoặc hoạt động cầm chừng, gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp.
Rất nhiều giải pháp hỗ trợ ngành giao thông vận tải đã được đề xuất và triển khai cụ thể như:
Mục lục bài viết
Lĩnh vực vận tải đường bộ
Cũng ảnh hưởng không kém từ diễn biến phúc tạp của dịch COVID-19, khi nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội dẫn đến đứt gãy các tuyến vận tải, thậm chí cả vận chuyển đường dài bắc nam
Vì vậy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên bị gián đoạn, có thời điểm bị dừng hoạt động.
Theo báo cáo của Bộ GTVT hiện có 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải.
Khi dịch COVID-19 kéo dài, phương tiện tiếp tục phải ngừng hoạt động, nhiều đơn vị khinh doanh vận tải sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản.
Để tháo gỡ những khó khăn các doanh nghiệp vận tải đang phải gồng mình vượt qua cơn bão đại dịch COVID-19 cần
- Các đơn vị vận tải kiến nghị Chính Phủ chỉ đạo các ngân hàng xem xét giảm mức lãi suất cho doanh nghiệp vận tải…
- Đồng thời nên tiếp tục giảm thuế VAT cho doanh nghiệp, VAT đầu ra và đầu vào của phương tiện, thuế trước bạ.
=> Tham khảo thêm 4 chính sách thuế hỗ trợ Doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19
Lĩnh vực vận tải đường sắt
Việc các đơn vị đường sắt dừng hoạt động không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các đơn vị vận chuyển hàng hóa, hành khách nói chung
Mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của lĩnh vực giao thông đường sắt và đời sống, việc làm của hàng vạn lao động.
Mặc dù các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Bộ kế hoạch và đầu tư đề xuất chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân.
Do đó đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì cần có giải pháp hỗ trợ chung của nhà nước như:
- Tái cơ cấu lại bộ máy, quản trị;
- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để giảm lao động,
- Lên các phương pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Lĩnh vực vận tải đường biển
Tác động của đại dịch Covid -19 đến thị trường vận tải biển là rất rõ ràng. Nó không chỉ làm giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu vận tải biển trên tất cả các phân khúc thị trường
Mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành đóng tàu, ngành phá dỡ tàu, quy mô đội tàu…
Do vậy, một số giải pháp được Chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ gồm
- Gia hạn, miễn giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vận tải biển. Giảm lãi suất gói vay trung hạn (3-4 năm) từ khoảng 11,7%/năm xuống còn 9-10%/năm, giúp DN cân đối tài chính, vừa thanh toán nợ, vừa duy trì hoạt động.
- Cục Hàng hải Việt Nam đã thực hiện đơn giản hóa 6 thủ tục hành chính; đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 7 thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho DN và tàu thuyền hoạt động trong thời gian dịch bệnh
- Tiếp tục duy trì thị trường tiềm năng của các Doanh nghiệp vận tải biển gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với các mặt hàng như Phân bón, sắt thép, thiết bị điện tử…
Lĩnh vực vận tải hàng không
Đây là lĩnh vực vận tải bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 và cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ
Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề xuất mở rộng và thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không như:
- Cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn 5.000-6.000 tỷ đồng, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và được gia hạn tự động 2 lần cho các hãng hàng không.
- Bên cạnh đó cũng đề nghị Chính phủ dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng , ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực phục hồi, phát triển.
=> Đọc thêm 3 ảnh hưởng lớn do dịch Covid-19 tác động đến vận tải hàng hóa
Có thể thấy, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19…
Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các ngành, doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên càng khó khăn chúng ta lại càng phải cầm cự, duy trì năng lượng để vươn lên mạnh mẽ chờ khi cơn bão dịch bệnh đi qua.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!