Các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Khi dịch bệnh bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công ngiệp, gây gián đoạn tuyến vận chuyển Bắc Nam…
Và các Doanh nghiệp trong các ngành chế biến, chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.
Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, kinh doanh – gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Bối cảnh khó khăn chung của Doanh nghiệp mùa dịch Covid-19
Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu của các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là do:
- Gặp khó khăn về nguồn cung, chi phí sản xuất tăng cao… Chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các Doanh nghiệp.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. ( Giá cước container và vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi dại dịch covid-19 bùng phát ).
- Quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn.
- Việc triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp chưa nhất quán và kịp thời.
- Cắt giảm lao động quy mô lớn gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại khi cần phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tín dụng, thuế cho doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động vẫn còn khó được tiếp cận.
=> Đọc thêm Tối ưu chi phí mùa Covid-19 – 5 giải pháp Doanh nghiệp cần quan tâm
Các giải pháp khắc phục khó khăn cho Doanh nghiệp
Để tháo gỡ các khó khăn mà Doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua, có một số các giải pháp cần thực hiện ngay lúc này là:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa ( Đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp ).
- Hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp với đặc thù sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác, chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm “1 cung đường 2 địa điểm” không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”
- Cần bổ sung một số ngành sản xuất dịch vụ mặt hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như: các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản…
- Bộ y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19. Trong đó bổ sung mức ưu tiên đối với đối tượng lao động trong ngành vận tải.
Đồng thời có trách nhiệm giám sát việc tiêm vaccine cho các đối tượng cần áp dụng và có chế tài xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện theo chỉ đạo.
Sau tất cả, cần sớm có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động và tài chính để hoạt động trở lại sau dịch.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!